Những điểm cần chú ý khi Phân tích công việc

1. Phân tích công việc là những bước công việc sau:
B1: Theo dõi thực tế
B2: Đánh giá, hợp lý hóa công việc (Bao gồm: Loại bỏ nhân tố thừa + đề xuất áp dụng cải tiến)
B3: Thống kê và ghi chép lại thành hồ sơ (Draff 1)
B4: Trao đổi với CVP + TBP + nhân viên thực hiện
B5: Chỉnh sửa & bổ sung Draff 1  Draff 2
B6: Hoàn thiện hồ sơ và tiến hành áp dụng trong thức tế

2. Tiêu chuẩn & hướng dẫn thực hiện tại các bước:

BƯỚC 1,2: THEO DÕI THỰC TẾ
• Khi quan sát 1 công việc cần phải làm rõ 3 điểm cốt lõi sau
– Nội dung công việc
– Các trách nhiệm đối với tổ chức
– Các điều kiện làm việc
Các nội dung khác sẽ được chi tiết tại Form mô tả Cv sau khi đã thống nhất
• Kết quả đầu ra của Phân tích công việc tại 1 chức danh được thể hiện qua 2 loại văn bản sau:
1.Bản mô tả công việc:
– Liệt lê công việc
– Tiêu chuẩn hoàn thành công việc
– Yêu cầu đối với người thực hiện: Năng lực +….
2.Hướng dẫn thực hiện công việc
• Khi quan sát và thực tế công việc có thể áp dụng các chú ý sau:
– Nghiên cứu và kết nối các nhiệm vụ của chức danh đó từ QTQLCL
– Làm việc thực tế và tìm hiểu những điểm chồng chéo tại bộ phận
– Tìm ra cách làm việc chưa hợp lý của người thực hiện
– Tìm phương án thay thế các điểm bất hợp lý đó
– Tham khảo ý kiến của người thực hiện
– Phỏng vấn thường xuyên người thực hiện thậm chí là tham gia tại hiện trường công việc hàng ngày của họ.
• Các cách thức để thu thập thông tin về công việc bao gồm:
– Quan sát quá trình làm việc
– Ghi chép các sự kiện quan trọng trong quá trình làm việc
– Theo dõi nhật ký/ báo cáo công việc tuần của nhân viên
– Phỏng vấn/ nói chuyện với TBP/ NV
– Lập bản hỏi để xác minh các vấn đề có hệ thống mà bản thân cần làm rõ (Chỉ khi áp dụng với số lượng đông người lao động có cùng tính chất công việc: VD sản xuất/ thi công công trình mới nên áp dụng)
• Các cuốn sách nên tham khảo:
– Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực – ĐH Kinh tế quốc dân
– Giáo trình Tổ chức lao động
– Bộ sách Egonomics – Giáo sư Nguyễn Văn Lê (Bộ I, II, III - Áp dụng nhiều cho khối trực tiếp)
– Phương thức Toyota

BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ & HỢP LÝ HÓA CÔNG VIỆC
• Cần đánh giá và xác định được các điểm sau:
– Về CBQL:
+ Năng lực bao quát công việc chuyên môn
+ Năng lực quản lý
+ Mức độ ảnh hưởng đến nhân viên
+ Tầm nhìn và định hướng phát triển nguồn nhân lực tại bộ phận
+ Thực tế hiệu quả việc phân công trong bộ phận có hiệu quả không, hợp lý? (Nếu không thì là do cái gì…???)
– Về NV thừa hành:
+ Năng lực chuyên môn
+ Khả năng bao quát các công việc ngoài nhiệm vụ
+ Mức độ “Yêu công việc” + “ Yêu Hà yến”
+ Tiềm năng có thể phát triển đến đâu tại HYC (Có nghĩa là mình phải nhắm xem có thể họ sẽ phù hợp với 1 vị trí nào khác kg/ Có thể là ngang cấp, trên cấp)
+ Định hướng của cá nhân
+ Nhận định về TBP
+ Nếu có thể thì xác định những tố chất cá nhân (Tính cách của họ: MBTI; DISC)
+ Tham khảo họ: “ Làm thế nào để bộ phận tốt hơn, cv của họ tốt hơn”
• Cần đưa ra được các nhận định sau khi theo dõi CV
– Hiệu quả sử dụng nhân lực tại bộ phận: Mạnh + Yếu
– Thừa hay thiếu số lượng nhân sự
– Những nguy cơ + tiềm năng về nguồn lực con người mà chưa phát hiện ra.
– Nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng xấu đến công tác hiện tại
– Làm sao để thúc đẩy họ
• Xác định được các mức độ thực hiện công việc: Tiêu chuẩn thực hiện công việc. Tương ứng với các mức đánh giá tháng sau này (Cụ thể bao nhiêu mức sẽ thống nhất sau)
• Các tiêu chuẩn phải đảm bảo nguyên tắc: SMART
– Cụ thể:
– Định lượng được (Cố gắng định lượng hóa tất cả các tiêu chuẩn hoàn thành)
– Có thể đạt được
– Thực tế
– Thời hạn (thức tế đây cũng là 1 dụng cụ để lượng hóa các tiêu chí. VD: Chậm nhất ngày 7 hàng tháng phải nộp báo cáo tháng….)
BƯỚC 3: THỐNG KÊ VÀ GHI CHÉP LẠI THÀNH HỒ SƠ (DRAFF 1)
Đơn giản là việc ghi chép hàng ngày & tổng hợp các ghi chép theo Form sau khi đã được thống nhất
Các bước sau em không có kinh nghiệm gì đặc biệt để chia sẻ. Mọi người cùng nhau làm thôi ah. Khi nào có kinh nghiệm gì mới, chúng ta cùng Share…

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Mục tiêu phân tích công việc

04 MỤC TIÊU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

MỤC TIÊU SỐ 1: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÂN CÔNG – HỢP TÁC TRONG BỘ PHẬN
– Theo dõi để nắm bắt thực trạng phân công – hợp tác công việc
– Công việc phân bổ có chồng chéo?
– Có hiện tượng phân bổ người ít việc – ngời nhiều việc
– Phát hiện những điểm thế mạnh để phát huy/ những điểm bất hợp lý trong phân công công việc
– Xác định nguyên nhân gây ra những bất hợp lý trong phân công công việc
– Các chính sách tạo động lực hiện nay có đủ để “Khơi gợi cảm hứng làm việc” đối với họ không
MỤC TIÊU SỐ 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC
– Đối với cá nhân: (Chú ý đến TP phải phân tích kỹ về năng lực)
+ Xác định năng lực thực hiện công việc ~ Lượng công việc được giao hiện nay có hợp lý?
+ Đặc điểm tính cách/ sở trường/ mong muốn/ định hướng nghề nghiệp/ họ cần gì ?
+ Hình thức tạo động lực nào là phù hợp với họ?
+ Để nâng cao hiệu quả công việc của họ? ta cần làm gì? (Ngắn hạn + dài hạn)
+ Khả năng ảnh hưởng của họ trong bộ phận?
+ Sự đánh giá của tập thể về họ?
+Cần thay đổi gì về công việc/ phúc lợi…?
– Đối với bộ phận:
+ Năng lực của bộ phận đang được khai thác hiệu quả mức nào?
+ Nguyên nhân hạn chế khai thác nguồn lực bộ phận
+ Cần tinh giản ai?/ Bổ sung người ntn?/ Điều chuyển ai?
MỤC TIÊU SỐ 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TIẾN PHÂN CÔNG – HƠP TÁC LAO ĐỘNG
– Nên thực hiện phân công & hợp tác lao động như thế nào?
– Đề xuất các phương án định hướng thăng tiến/ điều chuyển/ thuyên chuyển/ đào tạo/ tuyển dụng / ngừng việc/ sa thải…(Định hướng sử dụng NNL)
– Cần làm gì để tạo động lực lao động hiệu quả hơn? (Cá nhân + bộ phận)
MỤC TIÊU SỐ 4: THỐNG KÊ & TỔNG HỢP THÀNH “BỘ HỒ SƠ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC”
– Bộ khung năng lực HYC
– Bản mô tả công việc
+ Liệt kê công việc: Phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của bộ phận dựa trên Sơ đồ tổ chức
+ Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Yêu cầu?/ Phân cấp và định lượng tiêu chuẩn thực hiện công việc
– Bản hướng dẫn thực hiện công việc đối với từng chức danh./

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Hello world!

Welcome to WordPress.com. After you read this, you should delete and write your own post, with a new title above. Or hit Add New on the left (of the admin dashboard) to start a fresh post.

Here are some suggestions for your first post.

  1. You can find new ideas for what to blog about by reading the Daily Post.
  2. Add PressThis to your browser. It creates a new blog post for you about any interesting  page you read on the web.
  3. Make some changes to this page, and then hit preview on the right. You can always preview any post or edit it before you share it to the world.
Đăng tải tại Uncategorized | 1 bình luận